1. Nhà in.
Nhưng có một điều làm chúng tôi bỡ ngỡ và đặt dấu hỏi. Theo Louvet trong sách đã dẫn tr.116, thì Đức cha Phuginier đã mở một nhà in ở Kẻ Lõi vào năm 1864 và hai năm đã in được mấy cuốn sách như Sách giáo lí, Sách kinh, Sách đánh giặc thiêng liêng, Sách nguyện ngắm mùa chay, Nguyện ngắm mùa thương khó, Sách tứ chung, Sách bênh vực đạo… Năm 1986 ngài còn gửi qua Âu châu ba bộ gồm những sách kể trên: một bộ biếu Hội Thánh Nhi, một bộ biếu Chủng viện Paris và một bộ tặng thư viện Hoàng gia Pháp. Ngài còn cho biết đang chuẩn bị khắc ván để in hai bộ sách mới: Sách xét mình của Tronson và Sách tập đi đàng nhân đức trọn lành của Rodriguez. Như vậy hai bộ sách sau cùng này là sách chữ nôm, còn những cuốn trước cũng có thể là chữ nôm chăng.
Chúng tôi nghĩ thế này, mở một nhà in chữ nôm thì tương đối dễ dàng, vì chỉ cần có thợ khắc gỗ, cần có giấy nho, có mực nho là thành công rồi. Còn nếu là in chữ quốc ngữ hay chữ La-tinh thì phải có chữ đúc, có máy in, cho dầu là thứ máy thô sơ và phải có giấy “tây”. Kẻ Lõi là Thạch Bích gần Hà Nội. Chúng tôi còn chưa kiểm điểm lại.
Còn ở Kẻ Vĩnh thì dĩ nhiên đã có truyền thống về nhà in rồi. Năm 1902, có nói tới nhà in Kẻ Sở với hai kĩ thuật in: in chữ nôm và in chữ quốc ngữ. Đức cha Gendreau khi qua Âu châu năm 1900 thì đã đưa biếu Bộ Truyền Bá đức tin một số sách do nhà in này ấn hành.
Sự di chuyển từ Kẻ Vĩnh qua Kẻ Sở là hậu quả của việc di chuyển thủ phủ Kẻ Vĩnh sang thủ phủ Kẻ Sở, kể từ đời Đức cha Puginier. Nhà in Kẻ Sở có một địa vị quan trọng trong việc truyền bá, không những sách đạo mà cả những sách học, thuộc khoa học phổ thông. Đứng đầu nhà in thường là các giáo sĩ người Âu. Người ta nhắc tới giáo sĩ Godard coi nhà in gần một nửa thế kỉ.
Một sự việc quan trọng, song song với việc đưa thủ phủ về Hà Nội kể từ gần cuối đời Đức cha Phuginier, thì cũng có việc rời nhà in từ Kẻ Sở lên Hà Nội, đó là vào năm 1929. Từ hơn một nửa thế kỉ, gần sáu chục năm, Kẻ Sở đã làm trọn sứ mệnh của mình, sách in tại Kẻ Sở còn gọi là Ninh Phú đã giúp công vào việc đào tạo chủng sinh, thầy giảng, linh mục và giáo dân.
Cùng với sự đặt nhà in ở phố Nhà Chung Hà Nội thì cũng đặt trụ sở tờ báo Trung Hòa, năm 1924 chỉ ra 2 tuần một lần, bán nguyệt san, năm 1936 ấn hành mỗi tuần 3 số để rồi may ra có khả năm thành nhật báo. Giáo sĩ Lebourdais (cha Hòa) được chỉ làm chủ bút chủ nhiệm kiêm cả nhà in và nhà sách. Tất cả đều ở phố Nhà Chung đối diện với vườn hoa. Nhà sách Trung Hòa được làm phép đầu tháng 5 năm 1937. Về báo Trung Hòa cũng cần có một bài tham luận lớn.
2. Sách in.
Các sách in được làm hai loại không đều nhau: Sách chữ nôm và sách chữ quốc ngữ.
a. Sách chữ nôm.
Hiện nay chúng tôi chưa có khả năng làm sổ thống kê các sách chữ nôm dùng trong các giáo đoàn từ xưa cho tới những thập niên 50-60. Chúng tôi đã cho thu thập các sách ở rải rác các nơi để có thể một bản thống kê có thể tạm gọi là đầy đủ. Chính chúng tôi trong những năm 1945-1948, chúng tôi vẫn còn dùng sách chữ nôm vừa chữ quốc ngữ.
b. Sách chữ quốc ngữ.
Chúng tôi cũng chỉ ghi lại những gì đã được các tác giả làm thư tịch đã kê khai, trong số những sách này, nhất là những sách có khi có cả bản nôm cả bản chữ quốc ngữ.
Aze’nar Jean Antoine Henri, Sách truyện Đức Chúa Bà Maria, Địa phận Tây Đàng Ngoài, 1883 tr 716.
Barbier Victor Hilaire, Về Cố Cao (Mgr Borie) Hồng Kông, 1915 tr 29. Dictionnaire Annamite Francais, Hà Nội 1922 tr 951.
Dictionnaire Annamite Fan Cais, Hà Nội 1920 tr 856.
Bigollet Jean Marie dịch, sách truyện các thánh, Hồng Kông, 1908, 12 tập cho 12 tháng.
Cadro Jean Marie dịch (Cố Hương)
– Bài giảng trong tuần làm phúc, Kẻ Sở, 1926, tr 760.
– Giảng về ít nhiều ngày lễ trọng, Kẻ Sở, 1926, tr 434.
– Lộ đức thánh mẫu lượng ký, Kẻ Sở, 1896, tr 254.
– Lộ đức thánh mẫu, Kẻ Sở, 1892, tr 289.
– Phép lạ lần hạt rất thánh Rosariô Đức Bà Maria, Kẻ Sở, 1948, tr 133.
– Tháng Đức Bà, Kẻ Sở, 1992, tr 200.
– Thiên Chúa thánh mẫu I, Kẻ Sở, 1890, tr 467.
– Thiên Chúa thánh mẫu II, Kẻ Sở, 1890, tr 438.
– Đức Chúa Giêsu ngự trong phép Mình Thánh, Kẻ Sở, 1903, tr 246.
– Sách Chầu Mình Thánh Đức Chúa Giêsu, Kẻ Sở, 1902, tr 170.
– Truyện ông thánh Juong Marie Vianney, thày cả chính xứ Ars, Kẻ Sở, 1910, tr 286.
– Truyện ông thánh Rôcô, Ninh Bình, 1919, tr 69.
– Tháng cầu cho các linh hồn luyện ngục, Kẻ Sở, 1922, tr 174.
– Sách thema Latinh: dọn tại Hoàng Nguyên cho học trò… Ninh Phú, 1876, tr 156.
– Thánh giáo giảm lược, Trung Hòa Hà Nội, 1930, tr 188.
– Đạo đức châm huấn (hay sách Selva) dịch, Kẻ Sở, 1887, tr 530.
– Sách dẫn đàng cho đấng làm thày, Kẻ Sở, 1889, tr 620.
– Sách dạy nguyện ngẫm, Ninh Phú, 1907, (1915?).
– Sách ngắm các ngày trong năm I, Kẻ Sở, 1900, tr 603.
– Sách ngắm các ngày trong năm II, Kẻ Sở, 1900, tr 608.
– Lễ Misa cực thánh cực trọng vô cùng, Hà Nội, 1930, tr 274.
– Đức Chúa Giêsu truyền sự kính thờ Lái Tim Người cho bà thánh Maria, Kẻ Sở, 1908, tr 4.
– Sách Kính tháng Lái tim Đức Chúa Giêsu, Kẻ Sở, 1883, tr 194.
– Sách Kính tháng Lái tim Đức Chúa Giêsu, Kẻ Sở, 1918, tr 169.
– Đức Chúa Giêsu trong phép Mình Thánh, Kẻ Sở, 1903, tr 246.
– Sách cấm phòng cho những trẻ em dọn mình chịu lễ lần đầu, Kẻ Sở, 1913, tr 154.
– Sách yên ủi kẻ liệt cùng lễ phép tống táng kẻ đã qua đời, Kẻ Sở, 1896, tr 209; Kẻ Sở, 1919, tr 206.
Mgr Chaize (Đức Cha Thịnh, Cố Thịnh).
– Sách thày giảng, Hà Nội, 1945, tr248.
– Luật riêng địa phận Hà Nội, Trung Hòa Hà Nội, 1941, tr 346.
– Địa cầu vạn vật luận I Thực vật, Hồng Kông, 1918, tr 143.
Nhân loại thân thể, Hồng Kông, 1909, tr 155.
Động vật, Hồng Kông, 1920, tr 150.
Décréaux Elisée (Cố Hoàng) và Vuillard Jean Félix (Cố Huy).
– Về trọng lực học I, Hồng Kông, 1927, tr 80.
– Phép bác vật II, Hồng Kông, 1926, tr 48.
– Khí nam châm và điện khí III, Hồng Kông, 1926, tr 78.
– Phép bác vật thanh học khoa IV, Hồng Kông, 1922, tr 102.
Defois Victorin Auguste dịch Thánh Monfort.
– Dẫn đàng mầu nhiệm kính Đức Bà, Kẻ Sở, 1907, tr 120.
Dronet JB (Cố Ân).
– Kinh hằng ngày và bổn vắn tắt, Hồng Kông, 1920, tr 39.
– Sách dẫn đàng nói chuyện bằng tranh Phalangsa và tiếng Annam, (Henri Fr Bon), Kẻ Sở, 1889, tr 108.
– Sách mẹo Phalangsa, Kẻ Sở, 1918, tr 108.
– Tứ vị Phalangsa Annam, chung với Ravier, Kẻ Sở, 1903, tr 534.
Gendreau (Đức cha Đông).
– Những thu chung, từ 1895 đến 1901, Kẻ Sở, 1901, tr 27.
Khanh JB (Cha Khanh).
– Sách cắt nghĩa bài Evan: các lễ cả và ít lễ trọng, Kẻ Sở, 1912, tr 372.
Martin JM (Cố Triêu).
– Nhân đức khiêm nhường, Ninh Bình, 1911, tr 50.
Puginier Fr Paul (đức thày Phước).
– Về các đấng tử đạo, Kẻ Sở, 1890, tr…
– Những thư chung, Đức thày Chiêu, Đức thày Phước 1868, Kẻ Sở, 1890, tr 220.
– Sách thuật các thư chung, Kẻ Sở, 1908, tr 36.
Schlickkin Albertus (Cố Chính Linh).
– Kinh thánh (cứ bản Vulgata) I, 1913, tr 763.
– Kinh thánh II, 1914, tr 735.
– Kinh thánh III, 1914, tr 632.
– Bốn Evan, 1916, tr 893.
– Sấm ký đạo I, Hồng Kông, 1915, tr 101.
– Sấm ký đạo II, Hồng Kông, 1915, tr 61.
– Sấm ký đạo III, Hồng Kông, 1915, tr 64.
(cho tới số XVII, 1919).
– Thánh vịnh (cứ bản Vulgata) Hồng Kông, 1914, tr 333.
– Bàn la kinh hướng đạo Thiên Chúa: luận xét về hội thánh Catholica, Hồng Kông, 1920, tr 109.
– Sách dạy gốc tích cuội rễ sự đạo I, Kẻ Sở, 1909, tr 762. II, 1909, tr 762, III, 1909, tr 785, IV, 1910, tr 541, V, 1911, tr 551, VI, 1911, tr 551.
– Triết học khóa I Hồng kông, 1917, tr.404, II,1917, tr.343.
Thược Phêrô.
– Sách dẫn lối nên thánh, Hà Nội, Ngô Tử Hạ, 1928, tr.142.
Tiberge Louis.
– Sách ngắm cho đấng làm thày dùng mà cấm phòng, Kẻ Sở, 1907, tr.134.
Trần Lục Phêrô.
– Sách thuật lại ít nhiều ca vè I, II, III, IV, Ninh Bình, 1920.
Trực Pierre.
– Tràng sinh bất tử, Nam Định, tr.101.
Vallot Gabriel.
– Petit dictionaire annamite français, Hà Nội, Schneider, 1901, tr.287.
Vuillard J.F (Cố Chính Huy). Coi Décréaux
– Phụng vụ khoa học (Rituale), Kẻ Sở, 1926, tr.206.
Công đồng- thư chung
– Công đồng lần thứ nhất miền Bắc kỳ 1900, Kẻ Sở, 1906 tr.156; Kẻ Sở 1915 tr.157.
– Công đồng miền Bắc kỳ 1912, Kẻ Sở, 1916 tr.136; Kẻ Sở, 1915 tr.157.
– Công đồng Tứ Xuyên, 2-9/9/1803, Kẻ Sở tr.95.
– Sách thuật lại các thư chung địa phận Tây Đàng Ngoài I, Kẻ Sở, 1908, 648 tr; II,1924, tr.472.
LINH TINH – VÔ DANH
– Nguyệt san Đức Mẹ hằng cứu giúp, Hà Nội, 1935.
– Trung Hòa, A.Lebourdain, Hà Nội, số 1,8.9.1923.
– Nguyệt san Trái tim Đức Mẹ, Hà Nội, số 1, 1945.
– Điều lệ Hội Nam thanh công giáo địa phận Hà Nội, 1937.
– Hội công giáo cứu quốc, điều lệ, Hà Nội, 1945.
– Hướng đạo công giáo Đông Dương, Hà Nội, 1942.
– Hướng đạo với Hội Thánh Công Giáo, Trần văn Thao, Hà Nội,1980.
– Sách officium Nhỏ rất thánh Đức Bà Maria đồng trinh, Hà Nội,1934, tr19.
– Bản dạy phải giữ luật phép cho nhặt; Dòng kín Carmêlô (các bà mẹ phước Iphanhô đã đem sang nước Phalangsa năm 1604), Kẻ Sở,1901, tr.194.
– Các phép rộng Bề trên thông cho thày cả địa phận người, Trung Hòa, Hà Nội, 1941, tr.38.
– Khấn hứa lý giải, Kẻ Sở, 1921, tr.127.
– Phép nhà chị em mến Câu Rút Đức Chúa Giêsu, Kẻ Sở, 1907, tr.5.
– Sách cắt nghĩa sự khấn hứa cùng ba nhân đức trong nhà phước, Hà Nội,1939, tr.198.
– Sách tóm lại những sắc Đức Thánh Phapha (đức thày Kính soạn), Kẻ Sở,1913, tr.148.
– Bổn dạy những lễ cần cho được rỗi linh hồn, Kẻ Sở, 1926, tr.124.
– Cách vắn tắt các thày giảng phải cứ mà dạy bổn đạo mới, Hà Nội, 1930, tr.48.
– Sách bổn Roma, Hồng Kông, 1901, I,tr.353, II,tr.603, III, tr.34, IV, tr.340.
– Địa dư trung học, năm phương địa cầu: thiên văn địa lý, địa dư hình thể, bang giao chính trị, lý tài, Kẻ Sở, 1932, tr.466.
– Phép địa dư, Ninh phú đường, 1881, tr.66.
– Đọc trong mùa Át (Áp), Kẻ Sở, 1909, tr.71.
– Ngắm ngày lễ, Kẻ Sở, 1905, tr.275.
– Sách mẹo Phalangsa, Kẻ Sở, 1886, tr.133.
– Sách truyện sự giảng đạo thánh trong nước Annam, Hồng Kông, 1957, tr.104.
– Sách sử ký thánh Ighêrêgia dọn tại Hoàng Nguyên năm 1873, Ninh Phú, 1882, tr.136.
– Sách luật pháp riêng, Hồng Kông, 1908, tr.336.
– Đầng làm người sửa mình, Ninh Phú, 1880.
– Dạy cách làm lễ mọi ngày mọi ngày, Kẻ Sở, 1904, tr.26.
– Thánh tuần đại lễ kinh văn, Hồng Kông, 1896, tr.160.
– 22 đấng thánh tử vì đạo, Kẻ Sở, 1909, tr.336.
– Truyện (6 đấng tử vì đạo: Ven, Bắc, Hương, Tịnh, Van, Đê, Kẻ Sở,1909, tr.336
– Việt Nam công thần hiển thánh (1833-1861), Hồng Kông, 1919, tr.22.
– Quyền dạy về điều răn thứ 6, thứ 9, Hồng Kông, 1895, tr.11.
– Sách mẹo tiếng Annam I, II, Trung Hòa, Hà Nội, 1933, tr.115, tr.79.
Chúng tôi thêm mấy cước chú sau đây:
1. Trong số các tác giả giáo sĩ người Pháp có mấy tác giả giáo sĩ người Việt là cha Khanh, cha Thược, cha Trần Lục, cha Trực. Chúng tôi chưa biết gì về cha Khanh, cha Thược, còn cha Trần Lục thường gọi là Cụ Sáu Trần Lục, chúng tôi sẽ nói sau. Chúng tôi có hai cuốn của cụ: Hiếu tự ca và Nữ tắc thường lễ, Nịch ái vong ân. Vể cha Trực: cha còn dịch và cho phát hành cuốn “Sinh nguyên truyền giáo mục vụ” (L’aame de tout Apostolat).
2. Ngoài nhà in Kẻ Sở và Hà Nội, còn có nhà in Hồng Kông thường gọi là Nhà in Nagiaret được thiết lập và in nhiều sách cho tất cả miền Đông Nam Á như Cao Ly, Trung Hoa, Nhật và Việt Nam, thuộc Hội Thừa sai ngoại quốc Paris.
3. Về sách chữ nôm chúng tôi đã nói ở trên, cuốn Lịch sử Hội thừa sai của Launay q2 tr.578 cho biết một số sách in bằng chữ nôm như: các bài giảng trong năm, sách bổn, sách kinh, sách nguyện ngẫm, sách tứ trung, sách chống dị đoan và làm chứng đạo thật, sách về các bí tích, sách tập đi đàng nhân đức trọn lành, sách đánh giặc thiêng liêng, sách cắt nghĩa lề luật của Chúa và luật Hội Thánh, giáo lý của Lhomond, mấy bài giảng của Bourdaloue. Đây mới chỉ là một số tiêu biểu, cho nên việc tìm kiếm là khẩn cấp.
Trích “Lịch sử địa phận Hà Nội 1626 – 1954, in lưu hành nội bộ, 1994” của tác giả Nguyễn Khắc Xuyên, trang 284 -290