Trang chủCác ThánhThánh Tử Đạo Việt NamPhan-xi-cô Xa-vi-ê Nguyễn Cần – Thầy Giảng (1803-1837)

Phan-xi-cô Xa-vi-ê Nguyễn Cần – Thầy Giảng (1803-1837)

Sinh trong thời bình

Năm 1803, một năm sau khi vua Gia Long thống nhất đất nước, thiết lập vương triều nhà Nguyễn, ở làng Sơn Miêng, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông, ông bà Hới sinh người con thứ hai đặt tên là Phanxicô Xaviê Nguyễn Cần. Cha mẹ cậu là người công giáo đạo đức, làm ruộng đủ ăn. Từ bé, ông bà đã lo cho cậu học Chữ Hán, chữ Nôm. Cậu lớn lên chăm học lại chịu khó làm việc giúp gia đình.

Đời vua Gia Long, đạo Chúa được bình an và được công khai rao giảng, vì thế việc dạy kinh, bổn, giáo lý cho các bổn đạo, nhất là các cm nhỏ khá đầy đủ. Từ bé, cậu Cần đã muốn dâng mình cho Chúa, mơ ước trở thành tông đồ truyền bá Phúc âm theo gương thánh Quan thày; mẹ cậu tuy đạo đức nhưng rất yêu con nên không bằng lòng. Cậu nhẫn nại xin mẹ nhiều lần, song vẫn bị từ chối, sau cùng cậu thưa với mẹ rằng: “Nếu mẹ không muốn cho con ở với Cha xứ, con sẽ trốn ở với Cha khác”. Bà mẹ đành phải dẫn con đến với Cha Nghi xứ Sơn Miêng.

Thày giảng nhiệt thành và vâng lời

Cậu bé làng Sơn Miêng học hành chuyên cần, có đức hạnh, sau thời gian ở Tiểu chủng viện, chú được nhận vào trường thần học địa phận Tây Đàng Ngoài. Sau khi học hết lớp triết lý, năm 1832, thày được cử giúp Đức Cha Ha-va[1] (Du), rồi được cử giúp Cha Rơ-to (Liêu). Cha thừa sai này mới ở Âu Châu sang, được cử coi miền Sơn Miêng, cuối năm 1838 Cha chịu chức Giám mục quen gọi là Đức Cha Liêu.

Về sau Đức Cha Rơ-to làm chứng về thày giảng cũ của mình rằng: “Từ khi tôi đến địa phận Đàng Ngoài, thày theo tôi đi khắp nơi, thày sống với tôi trong những căn nhà nghèo nàn ẩm thấp, thày đã phải trốn chạy với tôi trong những đêm tối tăm mưa gió, qua đồng ruộng bùn lấy, lội qua sông qua ngòi, chia sẻ với tôi lúc hiểm nguy, săn sóc tôi khi ốm đau, thày giúp tôi học Tiếng Việt và trong mọi công việc tông đồ mà nhiệm vụ của tôi đòi hỏi. Tuy khó khăn vất vả thiếu thốn trăm đường, thày vẫn nhiệt thành giảng dạy dân ngoại, nâng đỡ an ủi bổn đạo bị giam cầm bắt bớ, khuyên nhủ người tội lỗi cứng lòng. Nói tóm lại, thày thu xếp mọi việc cho tôi cách vui tươi nhanh nhẹn, mau mắn vâng lời tôi đi khắp nơi tôi chỉ định, dù xa hay gần, ngày hay đêm, nơi bình an hay nơi hiểm nghèo, trong thành phố hay ở nông thôn”.

Bị bắt trên đường thi hành nhim vụ tông đồ

Ngày 19-4-1836, Cha Rơ-to cử Thày Cần đến xứ Kẻ Chuôn gặp ông Lý trưởng làng ấy là người có đạo, thu xếp xem ông có thể nhận Cha Tuấn về ở nhà ông vài ngày để làm phúc cho giáo dân, xong việc sẽ đi Kẻ Vác báo tin cho Cha Tuấn.

Sau khi ông Lý trưởng chấp nhận, thày đi Kẻ Vác, khi đi qua gần đình làng ấy, thày gặp ông Chánh tổng Tít đang ngói ở đình làng. Trông thấy thày, ông hỏi: “Chú đi đâu có việc gì mà qua đây không trình báo?” Thày Cần đáp: “Tôi hay đi qua đây không thấy có cờ trống điếm canh thì việc gì phải trình”.

Ông Chánh tổng lại hỏi rằng: “Chú có quen ai trong làng này không?” “Tôi quen ông Lý Quang”. Ông Chánh Tổng quát: “Quen Lý Quang à, quân đâu, trói nó lại”. Vì ông Lý Quang có đạo nên những người ở đây đoán thày có đạo nên bắt giữ. Để có tang chứng cụ thể, họ lấy đồ đạo, ảnh tượng bỏ vào tay đẫy của thày. Hôm ấy là ngày 5-3-1836. Ông Tổng Tít hứa hẹn với thày nếu thày ký vào giấy nhận các đồ đạo này của mình sẽ được tha, thày nhất định không chịu. Sáng hôm sau thày bị giải lên huyện Thanh Oai, nhiều người ra xem khóc lóc, Thày Cần vai mang gông nặng nhưng vẫn vui vẻ từ giã mọi người.

Đến huyện Thày Cần phải giam trong ngục. Lúc ra công đường quan bảo thày khóa quá sẽ tha, thày từ chối hết sức. Quan hỏi: “Anh là người giỏi giang, lý sự, lại nghe theo các đạo trưởng, họ chỉ lừa dối dân chúng”. Thày Cần nói: “Các đạo trưởng của chúng tôi không lừa dối ai”.

Dù thiên thần xuống bảo, tôi cũng không khóa quá.

Ở huyện, thày Cần phải tra tấn ba lần. Lần thứ nhất quan tra hỏi tên tuổi, quê quán, nghề nghiệp. Vì thày nhất định không chịu nhận các đổ đạo là của mình, quan truyền nọc thày đánh 60 roi. Thày nói với ông chánh tổng Tít đang ở đấy rằng: “Ông buộc tội oan cho tôi, tôi bằng lòng chịu đánh đập để đền tội”.

Quan huyện bảo nếu thày khóa quá sẽ tha về ở với mę già. Thày Cần trả lời ngay: “Chúng tôi là người có đạo thờ một Thiên Chúa sáng tạo trời đất, tôi không dám đạp ảnh Chúa tôi. Quan tha, tôi được sống, quan giết, tôi xin chịu; còn mẹ tôi, tôi không lo, đã có Thiên Chúa lo liệu”.

Lần thứ hai, bị tra tấn, Thày Cần ngậm thuốc lào cho đỡ đau. Quan huyện cố ép thày bỏ đạo, thày từ chối. Quan dùng cực hình tra tấn. Thày Cần chịu 40 roi, đau quá sùi bọt mép, quan sợ thày phải gió, truyền nhổ nọc, đưa về ngục cho uống nước, khi thày tỉnh, quan lại đòi lên ngay.

Quan bảo: “Hôm nay ta có giỗ, ta cho anh ăn cơm”. Lính bưng cơm lên, Thày Cần trước khi ăn quỳ xuống đọc kinh to tiếng. Quan hỏi: “Anh làm dấu gì đấy?” Thày thưa: “Trước khi ăn, chúng tôi đọc kinh có ý tạ ơn Thiên Chúa đã dựng nên của ăn ban cho chúng tôi”. Ăn xong thày đọc kinh cám ơn. Quan lại hỏi, thày cắt nghĩa rằng: “Ăn cơm xong, chúng tôi cám ơn Chúa đã ban của nuôi thân xác, để chúng tôi thờ phượng Chúa”. Quan nói: “Thế thì phải lắm”, rồi quan bảo thày đọc kinh bên đạo cho quan nghe. Thày đọc kinh 10 điều răn Đức Chúa Trời và 6 điều răn Hội Thánh, cắt nghĩa rõ ràng, quan khen rằng: “Anh cắt nghĩa phải lẽ lắm, nhưng ta nghe nói các đạo trưởng khoét mắt người ốm cùng lấy chó ngao bỏ vào chum nước cho thối rồi rẩy vào người ta, để họ đi theo đạo”. Thầy Cần đáp: “Không có sự ấy, đó là người ta bỏ vạ cho chúng tôi, các đạo trưởng chúng tôi không lừa dối ai”. Quan cho thày về trại.

Lần thứ ba ra công đường, quan lại dỗ thày nhận đồ đạo và khóa quá, vì thầy vẫn hết sức từ chối nên quan bảo: “Anh là người khôn ngoan, lý sự, ta thương lắm, anh không chịu khóa quá thì thôi, ta không ép, ta sẽ làm giấy anh đã khóa quá thì sẽ được tha”. Thày Cần cương quyết từ chối, quan lại truyền nọc đánh 40 roi, rồi sai lính khiêng thày qua ảnh, thầy vật mình xuống đất kêu lớn tiếng: “Tôi không bằng lòng”. Quan giận mắng: “Ta đã thương làm hết sức để gỡ tội anh mà anh không nghe, từ nay ta đặt tên cho anh là anh Lỳ”. Rồi quan truyền điệu thày về ngục”.

Quan Huyện tra khảo mãi không xong định giải lên Hà Nội, nhưng quan tỉnh Hà Nội không chịu, bắt quan Huyện phải xét xử việc ấy, nên thày Cần phải giam ở huyện lâu ngày lâu tháng.

Có lần quan bảo thày là đạo trưởng Liêu nhắn thày khóa quá, khi về sẽ lo liệu. Thày trả lời cứng cát: “Dù thiên thần Chúa hiện ra bảo tôi khóa quá tôi cũng không nghe, huống chi đạo trưởng Liêu”.

Thày Cần chịu khổ nhiều đàng nhiều cách. Khổ vì tra tấn, khổ vì dân làng Sơn Miêng, họ đưa ra nhiều lý lẽ để khuyên thày, nào là thày chỉ đạp ảnh đồng ảnh sắt có gì mà sợ? Nào là tội gì mà Chúa chẳng tha? Lại đưa gương ông thánh Phêrô đã chối Chúa ba lần còn đứng đầu Hội Thánh. Dù thế thày cứ khăng khăng một mực vững vàng. Sau họ xin thày thương, kẻo quan làm hại dân, thày bảo rằng: “Tôi không làm hại ai, còn quan và dân làm hại nhau thì mặc, có lẽ nào tôi bỏ Chúa để cứu dân?

Trong trại thày bị lính canh đóng cùm chặt, xoay gông ngược xuôi, khi giao canh chúng lấy roi, lấy dùi trống mà đánh đòi tiền dầu đèn, tiền canh giam mà thày không có. Nhà giam hôi hám bẩn thỉu vì các tù nhân không được ra ngoài. Chịu khổ thế thày chưa lấy làm đủ, thày còn tìm cách hãm mình thêm. Người ta đưa quần áo mới xin thày thay quần áo cũ rách bẩn thỉu, thày không nhận. Lúc nào cũng vui vẻ, tươi tỉnh, có dịp tiện là thày giảng đạo cho các bạn tù. Một lần bà mẹ già đến thăm con, thày yên ủi mẹ: “Mẹ đừmg lo về con, mç cứ giữ đạo, cho nên, phần con, con ước ao ơn trọng này đã lâu, bây giờ mới được”.

Nhắm được mắt nhưng không nhắm được lòng

Thày Cần đã ở huyện Thanh Oai tám tháng mà quan Huyện lúng túng chưa biết dựng án thế nào, quan tỉnh cứ hạch mãi. Sau quan phải giải thày lên Hà Nội. Quan tỉnh bỏ thày trong tù mấy tháng không hỏi han gì, đến tháng ba mới đòi thày lên công đường, bảo lính khiêng thày qua ảnh Thánh giá, Thày cầm lấy ảnh hôn và kêu to tiếng: “Quân của quan lớn khiêng voi cũng được huống chi là tôi, tôi không khóa quá, đừng nói dối thiên hạ”.

Quan thấy vậy kết án rồi đệ vào kinh. Từ hôm ấy, thỉnh thoảng quan lại đòi Thày Cần lên lấy lời nhân nghĩa dụ dỗ rằng: “Cứ nhắm mắt mà bước qua ảnh, chẳng phải trí khôn cố phạm mà anh sợ”. Thày đáp: “Thưa quan lớn, nhắm được mắt nhưng không nhắm được lòng, tôi không làm”.

Lần khác quan lấy hai que nứa làm hình chữ thập rồi bảo thày: “Đây không có ảnh tượng gì, bước qua đi cho xong”. Thày thưa rằng: “Thập giá là do ý quan lớn, nên dù là cái rác mà chỉ là Thánh giá tôi cũng không bước qua”.

Đang khi chờ đợi án trong kinh, thày bị ốm nặng nhưng Chúa thương, thày được bình phục, dịp ấy có một đạo trưởng giả làm thày thuốc vào giải tội và kiệu Mình Thánh cho thày.

Tôi trung thành không ở hai lòng

Khi án từ kinh đã đến Hà Nội, quan Thượng truyền quan Giám sát đến ngục điệu thày ra bảo: “Tuy đã có sắc chỉ nhà vua, nhưng nếu anh bỏ đạo, quan sẽ đình chỉ bản án”. Thày thưa: “Vua thương, các quan thương, tôi xin hết lòng cám ơn, nhưng bỏ đạo thì tôi không dám. Xin các quan cứ phép vua””. Hôm ấy là ngày 20-11-1837.

Đoàn áp giải tù tiến ra pháp trường Ô Cầu Giấy, quan Giám sát cưỡi voi. Bổn đạo đi theo rất đông khóc lóc kêu trách các quan. Thày Cán bảo họ rằng: “Không nên trách ai, có thể tôi mới được phúc trọng này”. Các người ngoại khen: “Thật là gan thánh gan thần, mới bằng ấy tuổi đã lý sự khôn ngoan can đảm, thì không biết đạo ông ấy thế nào?” Còn Thày Cần vui vẻ tươi tỉnh vừa đi vừa giảng đạo mà nói: “Tôi phải xử, không phải vì trộm cướp mà vì đạo Thiên Chúa”.

Đến pháp trường Ô Cấu Giấy, đoàn áp giải dừng lại, Thày Cần ngồi chiếu bổn đạo đã giải sẵn, người ta bưng cơm, thày không ăn. Thày quỳ lên cầu nguyện một chút, lính trói thày vào cọc. Quan sai lính đến bên cạnh thày bảo khóa quá sẽ tha ngay. Thày lắc đầu. Khi dây thòng lọng đã để vào có, quan Giám sát còn đình lại, xuống voi đến bên thày nói: “Chỉ còn một chớp mắt là anh sống anh hay chết, nếu anh không khóa quá sẽ chết ngay, nếu khóa quá, ta đưa anh về”. Thày thưa rằng: “Tôi trung không ở hai lòng, cám ơn quan lớn, xin quan cứ phép”.

Quan lên hiệu ngay, lính kéo mạnh hai đầu dây. Lính lấy lửa đốt chân thày xem chết thật chưa, quan Giám sát thấy thày không thè lưỡi, mặt không xám như các tù khác, sợ sau ba ngày thày sẽ sống lại, nên truyền chém đầu thày. Máu chảy rất nhiều, người ta xông vào thấm máu.

Bổn đạo võng xác thày đem về chôn ở Chân Sơn (nay là phố Chân Cầm gần nhà Thờ Lớn Hà Nội). Hai năm sau chị Ban là chị ruột thày và các anh em họ hàng đến xin đưa xác về Sơn Miêng táng trong đất nhà thờ, táng cách kín đáo vì đang thời cấm cách. Sau khi Đức Cha Pu-gi-ni-e[2] (Phước) và Cha Cao về qua Sơn Miêng thì đem chôn xác thày ở đầu nhà rãy.

Ngày 27-5-1900 Đức Thánh Cha Lê-ô XII phong chân phúc cho thày Phan-xi-cô Xa-vi-e Cần.

Ngày 19-6-1988, Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô I đã tôn thày lên bậc hiển thánh.


[1] Havard.

[2] Puginier.

Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn

Nguồn: TGP Hà Nội

RELATED ARTICLES

Most Popular

Recent Comments