Trang chủCác ThánhThánh Tử Đạo Việt NamGiu-se Tuân, Linh mục (1811-1861)

Giu-se Tuân, Linh mục (1811-1861)

Thánh

GIUSE NGUYỄN DUY TUÂN

Linh mục (1811 – 1861)

Ngày tử đạo: 29 tháng 4

Đây không phải là một thứ tà đạo như quan nói. Đạo dạy chúng tôi thờ kính Thiên Chúa, là Đấng tạo dựng trời đất cùng muôn vật trong vũ trụ.

Thánh Giuse Nguyễn Duy Tuân sinh  năm 1811 tại họ Trần Xá, xứ Cao Xá, tỉnh Hưng Yên, trong một gia đình nông dân nghèo nhưng đạo đức. Chính trong bầu khí đạo đức ấy, sau khi xưng tội rước lễ lần đầu, cậu Tuân từ giã gia đình bắt đầu sống đời dâng hiến.

Cậu được vào chủng viện tu học và dọn mình thụ phong linh mục năm 1857. Chịu ảnh hưởng sâu đậm linh đạo dòng Đa Minh, cha Tuân xin gia nhập và khấn dòng năm 1858 với tên gọi mới là Hoan.

Trong hoàn cảnh bách hại tàn khốc dưới triều vua Tự Đức, cha Tuân được chỉ định làm mục vụ tại xứ đạo Ngọc Đồng. Cha lẩn trốn, âm thầm phục vụ, khi ẩn khi hiện, nhằm chăm sóc phần hồn cho đoàn chiên đang bị đe dọa, phân tán.

Mùa xuân năm 1861, có bà cụ già yếu liệt giường nhờ người con trai đi rước cha Tuân đến xức dầu để bà dọn mình chết lành. Ngờ đâu, tên con trai ngỗ nghịch này tham lam món tiền trọng thưởng. Thay vì mời cha, hắn lên thẳng quan huyện tố giác nơi ẩn trốn của cha Tuân. Quan lớn điều động binh lính vây làng và bắt được cha, đóng gông giải về ngục thất Hưng Yên.

Tại công đường, quan thượng khi thì khoan nhượng dụ dỗ cha chối đạo; lúc thì đay nghiến, đánh đập ác nghiệt buộc cha Tuân bước qua Thập giá. Trong ngục tù, dù bị hành hạ đau đớn, cha Tuân vẫn trung kiên, không hoang mang, tiếp tục rao giảng đạo lành, an ủi và ban bí tích cho giáo hữu âm thầm đến thăm viếng. Cha Tuân hân hoan đón chờ hồng phúc tử đạo.

Ngày 29-4-1861, bản án trảm quyết được vua Tự Đức châu phê. và Cha Tuân đã được đem đi xử chém tại pháp trường Hưng Yên.

Linh mục Giuse Nguyễn Duy Tuân được tôn phong chân phước ngày 29-4-1951 và được tôn phong hiển thánh ngày 19-6-1988.

Trích sách “Hạnh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Biên soạn: 
Hội đồng Giám mục Việt Nam
WHĐ

RELATED ARTICLES

Most Popular

Recent Comments